Thỏa thuận lối đi chung có cần công chứng không? Để giải đáp cho câu hỏi này, cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết mà bạn đang thắc mắc nhé!

>>> Xem thêm: Bản sao công chứng thời hạn bao lâu?

1. Thỏa thuận lối đi chung có cần công chứng không?

Thỏa thuận lối đi chung có cần phải công chứng không?

Luật dân sự hiện hành mới chỉ ghi nhận về lối đi qua tại khoản 1 Điều 254 mà chưa có quy định cụ thể về lối đi chung. Tuy nhiên có thể xác định nguồn gốc của lối đi chung như sau:

– Lối đi chung hình thành từ lối mòn;

– Lối đi chung do các chủ sử dụng đất cắt một phần đất của mình tạo nên;

– Lối đi chung được người sử dụng đất phía ngoài tự dành ra hoặc theo thỏa thuận hoặc chuyển nhượng cho người phía trong để có lối ra đường công cộng…

Theo đó, trường hợp thỏa thuận lối đi chung, các bên cần lập văn bản ghi nhận rõ các thông tin:

– Thông tin họ tên của các bên;

– Số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;

– Hộ khẩu thường trú;

– Cam kết của các bên…

Như vậy, để đảm bảo giá trị pháp lý của thỏa thuận lối đi chung, các bên cần tiến hành lập văn bản có xác nhận và chữ ký đầy đủ. Về vấn đề công chứng thỏa thuận lối đi chung, hiện nay, pháp luật không quy định bắt buộc thực hiện công chứng đối với văn bản thỏa thuận lối đi chung. Mà việc công chứng thỏa thuận lối đi chung sẽ tùy vào nhu cầu của các bên.

Tuy nhiên, các bên nên công chứng văn bản thỏa thuận tại văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để tăng giá trị pháp lý và đảm bảo tính khách quan, tránh những tranh chấp, rủi ro xảy ra.

>>> Xem thêm: Bản sao công chứng có thời hạn 6 tháng đúng hay sai?

2. Văn bản thỏa thuận lối đi chung mới nhất

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VĂN BẢN THỎA THUẬN

(về việc sử dụng lối đi chung)

Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm ….., tại …………………….., chúng tôi gồm:

BÊN A: Hộ gia đình ông/bà:………………….. gồm các thành viên sau:

Ông: ………….Sinh năm: …………………

CMND/CCCD số: ………….. do ………………. cấp ngày ………….

Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………….

Bà: ……………………Sinh năm: ……………….

CMND/CCCD số: ………… do …………. cấp ngày…………

Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………….

BÊN B: Hộ gia đình ông/bà:……………… gồm các thành viên sau:

Ông: ………………Sinh năm: ……………………

CMND/CCCD số: ………….. do ……………. cấp ngày ………….

Hộ khẩu thường trú tại: …………………….

Bà: ……………….Sinh năm: …………………

CMND/CCCD số: ……….. do …………… cấp ngày …………

Hộ khẩu thường trú tại: ………………….

Chúng tôi đã thỏa thuận và thống nhất cùng nhau lập Văn bản thỏa thuân về việc sử dụng lối đi chung cụ thể như sau:

1. Bên A cam đoan:

Quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình ông/bà ……. tại thửa đất số… tờ bản đồ số …. địa chỉ tại …… theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …….. vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ……. do…….. cấp ngày…………..

2. Bên B cam đoan:

Quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình ông/bà ………. tại thửa đất số… tờ bản đồ số …. địa chỉ tại … theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ….. vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …. do… cấp ngày….

3. Hai bên cam đoan:

– Bên A và bên B có những thửa đất liền kề với nhau tại …… theo các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất….. nêu trên. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc sử dụng đất nên chúng tôi đã thống nhất cùng nhau lập Văn bản thỏa thuận về việc thống nhấ lối đi chung như sau:

Xem thêm:  Hình thức sử dụng đất là gì và ghi trong Sổ đỏ thế nào?

– Bên A đồng ý bỏ ra …m2 (Bằng chữ:….mét vuông), giới hạn bởi các điểm ..… làm lối đi chung theo Hồ sơ kỹ thuật thửa đất số….. lập bởi ………. ngày ……….

– Bằng Văn bản này, bên A đồng ý cho bên B được quyền sử dụng lối đi chung nêu trên mà không có bất kỳ thắc mắc hay khiếu nại nào

– Bên B đồng ý sử dụng diện tích đất nêu trên làm lối đi chung của cả hai bên; Bên A và bên B cùng thống nhất diện tích…. m2 (Bằng chữ:..…) nêu trên là lối đi chung của cả bên A và bên B.

– Khi một trong các bên thực hiện các giao dịch dân sự như chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho mượn thì bên nhận được phép sử dụng lối đi chung này và không bên nào được phép cản trở việc sử dụng lối đi chung đó.

– Việc thống nhất lối đi chung nêu trên là hoàn toàn tự nguyện, dứt khoát và không kèm theo bất cứ điều kiện gì

– Chỉ sử dụng phần diện tích ……m2 (Bằng chữ:……) nêu trên vào  mục đích làm lối đi chung của các bên, không bên nào được sử dụng vào việc riêng hoặc cản trở việc sử dụng của các bên còn lại.

– Cả hai bên cam kết mọi giấy tờ về nhân thân và tài sản để thực hiện Văn bản này đều là giấy tờ thật, cấp đúng thẩm quyền, còn nguyên giá trị pháp lý và không bị tẩy xóa, sửa chữa. Nếu sai chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật kể cả việc mang tài sản chung, riêng để đảm bảo cho lời cam đoan trên.

– Văn bản này được lập theo đúng ý chí của chúng tôi và trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị bất cứ sự đe dọa, ép buộc nào. Chúng tôi đã tự đọc lại toàn bộ nội dung của Văn bản thỏa thuận này, đã đồng ý toàn bộ nội dung của văn bản, không có điều gì vướng mắc.

Chúng tôi cùng tự nguyện ký tên, điểm chỉ dưới đây. Văn bản thỏa thuận này gồm có … tờ …….. trang được lập thành ……. bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ……. bản làm bằng chứng.

    BÊN A                                                            BÊN B

(ký, ghi rõ họ tên và điểm chỉ)                 (ký, ghi rõ họ tên và điểm chỉ)

>>> Xem thêm: Theo bạn, Foto công chứng có cần bản gốc không?

3. Tranh chấp về lối đi chung giải quyết thế nào?

Thỏa thuận lối đi chung có cần phải công chứng không?

Khi xảy ra tranh chấp về lối đi chung, các bên có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Căn cứ Điều 202, 203 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp như sau:

– Trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc các tài liệu tương đương tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung là Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án.

– Trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung sẽ thuộc về Tòa án.

Căn cứ Điều 202, 203 Luật Đất đai 2013 và Điều 25,26, 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, việc giải quyết tranh chấp lối đi chung như sau:

– Yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường hòa giải

Trường hợp các bên không thể tự hòa giải có thể làm đơn hòa giải gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có trách nhiêm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình, thời hạn hòa giải tối đa 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Xem thêm:  Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, chung cư mới năm 2022

– Yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện giải quyết/khởi kiện tại Tòa án

+ Trường hợp lối đi chung có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ liên quan, các bên khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện nơi có lối đi chung tranh chấp.

Hồ sơ khởi kiện gồm: Đơn khởi kiện; Giấy tờ thỏa thuận lối đi chung; Biên bản hòa giải không thành và các tài liệu khác liên quan.

+ Trường hợp lối đi chung không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác, có thể nộp Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lên Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có lối đi chung đang tranh chấp.

Hoặc, trường hợp nộp Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lên Ủy ban nhân dân cấp huyện nhưng một trong các bên không đồng ý với kết quả giải quyết thì có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân để được giải quyết.

>>> Xem thêm: Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu tại chủ đầu tư cần lưu ý vấn đề gì?

Trên đây là giải đáp vấn đề, mọi thắc mắc xin liên hệ VPCC Nguyễn Huệ

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị ThủyThẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Công chứng 3 bên là gì và những thủ tục công chứng 3 bên.

>>> Dịch vụ công chứng lấy ngay tại Hà Nội, kể cả cuối tuần.

>>> Địa chỉ văn phòng miễn phí công chứng tận nơi, kể cả thứ 7, chủ nhất!

>>> Thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho sổ tiết kiệm để con đi du học?

>>> Mẫu hợp đồng tặng cho đất cho con chưa đủ tuổi vị thành niên.

>>> Công chứng học ngành gì? Cơ hội việc làm đối với ngành công chứng.

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *