Hình thức sử dụng đất thể hiện quyền sử dụng đất thuộc về một người hay nhiều người. Vậy, hình thức sử dụng đất là gì và được ghi trong Sổ đỏ như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc nhé!
>>> Xem thêm: Khi công chứng các hợp đồng/giao dịch liên quan tới bất động sản cần lưu ý vấn đề gì về thuế, phí sang tên?
1. Hình thức sử dụng đất là gì?
Hình thức sử dụng đất là cách thức mà Nhà nước sử dụng để ghi nhận, thể hiện quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất (một cá nhân hoặc một hộ gia đình, hai vợ chồng, một cộng đồng dân cư, một tổ chức trong nước, một cơ sở tôn giáo, một cá nhân nước ngoài, một người Việt Nam định cư ở nước ngoài,…) hay thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất.
Căn cứ Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, hình thức thửa đất được ghi tại trang 2 của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, Sổ hồng) bên cạnh các thông tin khác về thửa đất như: Số thửa đất, số tờ bản đồ, Địa chỉ thửa đất, diện tích, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng.
Hình thức sử dụng đất gồm 02 loại: Hình thức sử dụng riêng và hình thức sử dụng chung.
>>> Xem thêm: Phí công chứng khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng nhà đất tính theo khung nhà nước hay giá trị thực tế của tài sản?
2. Cách ghi trong Sổ đỏ
Căn cứ khoản 5 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, hình thức sử dụng đất được ghi rõ trong Sổ đỏ, Sổ hồng như sau:
– Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất (một cá nhân hoặc một hộ gia đình, hai vợ chồng, một cộng đồng dân cư, một tổ chức trong nước, một cơ sở tôn giáo, một cá nhân nước ngoài, một người Việt Nam định cư ở nước ngoài,…) thì ghi “Sử dụng riêng” vào mục hình thức sử dụng;
– Nếu toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất thì ghi “Sử dụng chung” vào mục hình thức sử dụng;
– Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận nhỏ hơn diện tích cả thửa đất và có hình thức sử dụng chung, sử dụng riêng đối với từng loại đất thì lần lượt ghi “Sử dụng riêng” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng riêng kèm theo; ghi “Sử dụng chung” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng chung kèm theo.
Ví dụ: “Sử dụng riêng: Đất ở 220m2, đất trồng cây lâu năm 100m2; Sử dụng chung: Đất ở 100m2, đất trồng cây hàng năm 150m2”.
>>> Xem thêm: Những lưu ý khi thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền tặng cho tài sản là nhà ở xã hội
3. Hình thức sử dụng đất chung cư là riêng hay chung?
Để biết đất xây dựng nhà chung cư là sử dụng riêng hay sử dụng chung cần căn cứ vào quy định chế độ sử dụng đất xây dựng nhà chung cư.
Tại khoản 3 Điều 49 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định như sau:
“3. Quyền sử dụng đất và việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong các dự án xây dựng nhà chung cư để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung của các chủ sở hữu căn hộ chung cư, văn phòng làm việc, cơ sở thương mại, dịch vụ trong nhà chung cư (sau đây gọi chung là căn hộ) bao gồm diện tích đất xây dựng khối nhà chung cư, làm sân, trồng hoa, cây xanh xung quanh nhà và đất xây dựng các công trình hạ tầng bên ngoài nhà chung cư nhưng để phục vụ trực tiếp cho nhà chung cư được chủ đầu tư bàn giao cho các chủ sở hữu căn hộ tự tổ chức quản lý, sử dụng theo dự án đầu tư…”.
Như vậy, diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung của các chủ sở hữu căn hộ chung cư gồm:
– Diện tích xây dựng khối nhà chung cư;
– Diện tích làm sân, trồng hoa, cây xanh xung quanh nhà;
– Diện tích đất xây dựng các công trình hạ tầng bên ngoài nhà chung cư nhưng để phục vụ trực tiếp cho nhà chung cư.
Theo đó, đối với chủ sở hữu căn hộ chung cư khi mua căn hộ sẽ được cấp Sổ hồng trong đó hình thức sử dụng đất được ghi là “Sử dụng chung”.
Lưu ý: Đối với diện tích sử dụng chung thì chủ đầu tư có trách nhiệm xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung trong dự án đầu tư, quy hoạch xây dựng chi tiết và thiết kế mặt bằng công trình để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; trong các hợp đồng mua bán nhà ở và bản vẽ hoàn công công trình để làm thủ tục cấp sổ cho bên mua.
Đồng thời quyền sử dụng đất là quyền sử dụng chung theo phần không thể phân chia. Tỷ lệ phần quyền sử dụng đất được tính bằng tỷ lệ diện tích căn hộ chia cho tổng diện tích sàn của các căn hộ trong nhà chung cư. Việc sử dụng và định đoạt đối với quyền sử dụng đất khu chung cư do đa số người chiếm tỷ lệ phần quyền sử dụng đất quyết định nhưng phải phục vụ lợi ích chung của cộng đồng và phù hợp với quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm: Dịch vụ sổ đỏ tại Hà Nội
Trên đây là giải đáp vấn đề, mọi thắc mắc xin liên hệ VPCC Nguyễn Huệ
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
>>> Thỏa thuận lối đi chung có cần phải công chứng không?
>>> Dịch vụ công chứng lấy ngay tại Hà Nội, kể cả cuối tuần.
>>> Địa chỉ văn phòng miễn phí công chứng tận nơi, kể cả thứ 7, chủ nhất!
>>> Thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho sổ tiết kiệm để con đi du học?
>>> Mẫu hợp đồng tặng cho đất cho con chưa đủ tuổi vị thành niên.
>>> Công chứng học ngành gì? Cơ hội việc làm đối với ngành công chứng.
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch