Việc không nghỉ dưỡng sức sau sinh là một vấn đề mà nhiều phụ nữ đang phải đối mặt. Trong một thời kỳ quan trọng và tốn nhiều năng lượng như sau khi sinh con, việc không có thời gian nghỉ dưỡng sức có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người mẹ. Vậy trường hợp nào được nghỉ dưỡng sức sau sinh? Không nghỉ dưỡng sức sau sinh có được tiền không? Hãy cùng Văn phòng Công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Lợi ích của văn phòng công chứng tư nhân – công chứng miễn phí tại nhà

1. Trường hợp nào được nghỉ dưỡng sức sau sinh?

Theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ sẽ được giải quyết hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản nếu đáp ứng đồng thời hai điều kiện sau đây:

(1) Đã nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thai sản.

Căn cứ Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nữ sinh một con sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản trong 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi thì cứ mỗi con ra người mẹ đó sẽ được nghỉ thêm 01 tháng.

Ngay sau khi nghỉ hết thời gian thai sản kể trên, người lao động phải quay trở lại công ty làm việc.

không nghỉ dưỡng sức sau sinh

(2) Trong 30 ngày đầu trở lại công ty làm việc mà sức khỏe của lao động nữ chưa hồi phục.

Khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc ở đây được xác định là khoảng thời gian 30 ngày làm việc tính bắt đầu từ ngày hết thời hạn được hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe của người lao động chưa phục hồi (theo khoản 8 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH).

Như vậy, khi nghỉ hết thời gian thai sản mà sức khỏe chưa hồi phục, không thể đảm bảo hoàn thành công việc thì người lao động sẽ có cơ hội được nghỉ chế độ dưỡng sức sau sinh.

>>> Xem thêm: Thủ tục cấp sổ đỏ được thực hiện như thế nào, cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

2. Không nghỉ dưỡng sức sau sinh có được tiền không?

Khoản 9 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH đã khẳng định, trường hợp người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Do đó, nếu thực tế không nghỉ dưỡng sức sau sinh thì người lao động sẽ không được thanh toán tiền chế độ.

Thêm vào đó, người lao động cũng cần biết rằng, trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con sẽ không giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con.

Xem thêm:  Cải cách tiền lương có làm giảm lương công chức không?

Thực tế, người lao động có đủ sức khỏe để làm việc thì đã được người sử dụng lao động trả lương tương ứng cho những ngày làm việc, từ đó duy trì thu nhập ổn định.

Trong khi đó, quỹ bảo hiểm xã hội được sinh ra nhằm sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn,….

Chính vì vậy, không cần thiết phải chi trả tiền chế độ dưỡng sức sau sinh cho những người lao động có sức khỏe đảm bảo thực hiện công việc mà người sử dụng giao phó.

>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ trọn gói tại các quận trong thành phố Hà Nội

3. Không nghỉ dưỡng sức sau sinh, người lao động để mất bao tiền?

Theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh sẽ được nghỉ từ 05 đến 10 ngày. Thời gian nghỉ này bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần.

Với mỗi ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh, lao động nữ được thanh toán 30% mức lương cơ sở.

không nghỉ dưỡng sức sau sinh

Từ 01/7/2023, với mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng, nếu không nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh thì lao động sẽ mất đi số tiền khoảng 2,7 triệu đồng đến 5,4 triệu đồng.

Tuy nhiên, dù không nhận được tiền dưỡng sức nhưng do đã đi làm nên người lao động vẫn được nhận đủ tiền lương từ người sử dụng lao động.

Trong khi đó, nếu nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh con, lao động nữ sẽ không được trả lương mà nhận tiền dưỡng sức do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả.

>>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm cộng tác viên viết bài, thu nhập cao

Trên đây là nội dung giải đáp cho câu hỏi: “Không nghỉ dưỡng sức sau sinh có được tiền không?” Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Đang dùng căn cước gắn chip có cần phải đi bổ sung mống mắt?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Hướng dẫn cách kiểm tra sổ đỏ thật giả chính xác nhất

>>> Thủ tục công chứng sơ yếu lý lịch ngay tại phòng công chứng – miễn phí ký chủ nhật.

>>> Công chứng di chúc đối với tài sản cần lưu ý giấy tờ gì?

>>> Địa chỉ văn phòng công chứng làm việc thứ 7 và chủ nhật

>>> Nghỉ thai sản đi làm sớm cần giấy tờ gì? Xin ở đâu?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *