Người khuyết tật là những người có khả năng về thể chất, thần kinh, thị giác, thính giác hoặc tư duy bị hạn chế so với người bình thường. Họ đối diện với những rào cản và thách thức đặc biệt trong cuộc sống hàng ngày. Vậy theo quy định của pháp luật, người khuyết tật là gì? Người khuyết tật có phải là người hạn chế năng lực hành vi? Hãy cùng Văn phòng Công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm: Địa chỉ văn phòng công chứng thực hiện dịch vụ công chứng giấy tờ, tài liệu uy tín, nhanh chóng

1. Người khuyết tật là gì theo quy định của pháp luật?

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết 01/nhiều bộ phận cơ thể/bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn (theo khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật năm 2010).

người khuyết tật

Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau:

– Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát/không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn/suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

– Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần/suy giảm chức năng, không tự kiểm soát/không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc/suy giảm khả năng lao động từ 61% – 80%;

– Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật có khả năng tự phục vụ sinh hoạt/suy giảm khả năng lao động dưới 61%.

Điều 3 Luật Người khuyết tật và Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định khuyết tật gồm 06 dạng, cụ thể:

SttDạng tậtBiểu hiện
1Khuyết tật vận độngGiảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển
2Khuyết tật nghe, nóiGiảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói
3Khuyết tật nhìnGiảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường
4Khuyết tật thần kinh, tâm thầnRối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường
5Khuyết tật trí tuệGiảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc
6Khuyết tật khácGiảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp nêu trên

>>> Xem thêm: Thủ tục xin cấp sổ đỏ có quy trình như thế nào?

Xem thêm:  Địa chỉ văn phòng công chứng quận Hoàng Mai

2. Người khuyết tật là người hạn chế năng lực hành vi?

Việc xác định một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải căn cứ vào khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của người đó và không phải người khuyết tật nào cũng là người hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Theo Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 23 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi như sau:

Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

>>> Xem thêm: Dịch vụ làm sổ đỏ uy tín, nhanh chóng, tiết kiệm tại trung tâm thành phố

Khoản 1 Điều 24 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hạn chế năng lực hành vi dân sự:

Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

người khuyết tật

Theo đó, việc xác định một người mất năng lực hành vi dân sự hay có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi căn cứ vào khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của người đó và phải được Tòa án ra quyết định tuyên bố trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Xem thêm:  Nhận thừa kế đất cần cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Tức là, việc một người bị khuyết tật không phải là căn cứ để xác định mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự hay có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Phải thuộc một trong các trường hợp nêu trên và được Tòa án ra quyết định thì mới được xác định là người mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22, Điều 23, 24 Bộ luật Dân sự năm 2015 và đã thành niên thì người khuyết tật vẫn có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định tại tại Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015.

>>> Xem thêm: Danh sách cộng tác viên mới cập nhật [tổng hợp các nghề ctv 2023]

Trên đây là định nghĩa người khuyết tật là gì và quy định liên quan. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Hướng dẫn cách kiểm tra sổ đỏ thật giả cực nhanh chỉ trong 1 phút

>>> Thủ tục công chứng di chúc đối với tài sản cần lưu ý giấy tờ gì?

>>> Công chứng sơ yếu lý lịch ngay tại phòng công chứng hết bao nhiêu tiền?

>>> Địa chỉ văn phòng công chứng làm việc thứ 7 và chủ nhật

>>> Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất mới nhất năm 2023

>>> Công chứng tại nhà 3 điều cần lưu ý khi là gì?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *