Lo sợ bị xử phạt vi phạm, không ít tài xế đã quay xe bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe. Vậy hành vi này của người tham gia giao thông sẽ bị xử lý như thế nào?

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách phân biệt sổ đỏ và sổ hồng sổ nào quan trọng hơn.

1. Mức phạt với hành vi bỏ chạy khi CSGT dừng xe

Bỏ chạy khi Cảnh sát giao thông (CSGT) yêu cầu dừng xe được coi là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi và loại phương tiện mà người bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức khác nhau.

Cụ thể, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt được đặt ra với người vi phạm như sau:

Phương tiệnMức phạt vi lỗi vi phạm
Phạt tiềnPhạt bổ sung
Xe ô tô và các loại xe tương tự04 – 06 triệu đồng(điểm b khoản 5 Điều 5)Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng(điểm b khoản 11 Điều 5)
Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự800.000 – 01 triệu đồng(điểm g khoản 4 Điều 6)Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng(điểm b khoản 10 Điều 6)
Máy kéo, xe máy chuyên dùng02 – 03 triệu đồng(điểm d khoản 5 Điều 7)– Điều khiển máy kéo: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng- Điều khiển xe máy chuyên dùng: Tước quyền sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 – 03 tháng(điểm a khoản 10 Điều 7)
Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác100.000 – 200.000 đồng(điểm b khoản 2 Điều 8)Không quy định
Điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo100.000 – 200.000 đồng(điểm a khoản 2 Điều 10)Không quy định

2. CSGT có được tự ý yêu cầu dừng xe không?

Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, CSGT không được tự ý dừng xe người đi đường để kiểm tra mà phải có một trong các căn cứ sau:

Xem thêm:  Bỏ Sổ hộ khẩu, thủ tục đăng ký kết hôn sẽ thay đổi như thế nào?

(1) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các vi phạm giao thông và các vi phạm pháp luật khác.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng làm việc ngoài giờ hành chính ở Hà Nội.

(2) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

2. CSGT có được tự ý yêu cầu dừng xe không?

(3) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng xe để kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các vi phạm pháp luật khác.

(4) Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của người dân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện.

Nếu không có một trong các căn cứ trên mà yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe để kiểm tra, chiến sĩ CSGT thực hiện hành vi này sẽ bị coi là vi phạm pháp luật. Lúc này, người dân hoàn toàn có quyền khiếu nại chiến sĩ CSGT thực hiện hành vi vi phạm đối với mình.

Xem thêm: Gọi ngay đường dây nóng này nếu để khiếu nại CSGT

3. Bỏ chạy khi CSGT dừng xe có bị phạt tội chống người thi hành công vụ?

>>> Xem thêm: Phí công chứng mua bán nhà hiện nay có giá là bao nhiêu? Bên nào chịu chi phí?

Chống người thi hành công vụ là một tội danh được quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, tội chống người thi hành công vụ được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

3. Bỏ chạy khi CSGT dừng xe có bị phạt tội chống người thi hành công vụ?

Trong khi đó, việc bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe chỉ đơn thuần muốn trốn tránh việc bị kiểm tra và xử lý vi phạm chứ không nhằm đe dọa hay dùng vũ lực để cản trở CSGT thực hiện nhiệm vụ.

Xem thêm:  Khi nào Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu?

Vì vậy, bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe không bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ nhưng sẽ bị phạt vi phạm hành chính vì lỗi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Khi đó, người điều khiển phương tiện chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các mức tương ứng được quy định tại Mục 1 của bài viết này.

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏiBỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe bị xử lý thế nào?”. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm từ khoá tìm kiếm:

>>> Hướng dẫn thủ tục khi công chứng di chúc tại nhà cho người dân khi cần.

>>> Báo giá dịch vụ công chứng nhanh tại Hà Nội lấy ngay trong ngày.

>>> Chứng thực chữ ký là gì? Thủ tục chứng thực chữ ký cần những gì?

>>> Tìm đối tác kinh doanh cây cảnh cho người mới bắt đầu, điều kiện, thủ tục, kế hoạch mở cửa hàng kinh doanh.

>>> Có được rút đơn yêu cầu khi vụ án hình sự đã được khởi tố?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *